HỌP THƯỜNG NIÊN BAN LOAN BÁO TIN MỪNG VÙNG PHAO LÔ

Thứ tư - 30/01/2019 19:23
vào lúc 08 giờ ngày 19-1- 2019 tại Trung Tâm Sắc Tộc ( Giáo Xứ Mẫu Tâm Giáo Phận BMT) Điạ chỉ 70-Y-Ngông Thành Phố BMT, đã diễn ra cuộc họp thường niên của vùng truyền giáo Phao Lô. Vùng truyền giáo Phao Lô gồm 16 Giáo Xứ và 7 giáo họ biệt lập.
Họp thường niên Ban LBTM vùng Phaolo
Họp thường niên Ban LBTM vùng Phaolo

Đọc lại cuộc đời Thánh Phaolô, ta nhận thấy sự quan phòng kỳ diệu của Thiên Chúa. Ơn Gọi Tông Đồ quả là một mầu nhiệm lạ lùng

. PHAOLÔ LÀ AI ?

  Phaolô là người Do Thái thuộc chi tộc Benjamin, tên của Ngài là Saolô, quê Tarsê xứ Cilicia. Gia đình của Phaolô đã nhập tịch làm dân Roma, nên Ngài cũng là dân Roma. Saolô ngay từ thuở thiếu thời luôn trung thành với truyền thống của cha ông mình. Saolô là một phần tử hăng say thuộc nhóm biệt phái, luôn thù ghét các Kitô hữu, thù ghét Giáo Hội của Chúa Giêsu. Saolô đã tham dự vào việc ném đá Stêphanô:".Các nhân chứng để áo mình dưới chân một thanh niên tên là Saolô"( Cv 7, 58 )." Phần ông Saolô, ông tán thành việc giết ông Stêphanô"( Cv 8, 1 ). Saolê bắt đầu từ lúc đó càng hăng say bắt bớ Giáo Hội Chúa Kitô:" Còn ông Saolô thì cứ phá hoại Hội Thánh: Ông đến từng nhà, lôi cả đàn ông lẫn đàn bà đi tống ngục"( Cv 8, 3 ). Saolô đã được các thượng tế Do Thái cho phép, đồng ý nên đã đến các hội đường ở Ðamát, để nếu thấy những người theo Ðạo, bất luận đàn ông hay đàn bà, thì bắt trói giải về Giêrusalem( Cv 9, 1 ).

Hôm nay thứ ba vào lúc 08 giờ ngày 19-1- 2019  tại Trung Tâm Sắc Tộc ( Giáo Xứ Mẫu Tâm Giáo Phận BMT) Điạ chỉ 70-Y-Ngông Thành Phố BMT, đã diễn ra cuộc họp thường niên của vùng truyền giáo Phao Lô.

  Vùng truyền giáo Phao Lô gồm 16 Giáo Xứ và 7 giáo họ biệt lập

  Gồm Giáo Xứ Châu Sơn, Chi Lăng , Chính Nghiã, Dũng Lạc, Duy Hoà, Đoàn Kết, Hưng Đạo, Kim Mai, Mẫu Tâm, Nam Thiên, Phú Long, Thánh Linh, Thánh Tâm, Thiên Đăng, Tình Thương, Hòa Nam. Và các Giáo Họ biệt lập gồm Duy Linh, Đồng Tâm, GiuSe, Lộ Đức, Phaxicô, Đức Mẹ Vô Nhiễm, Phao Lô.

  Mở đầu chương trình khai mạc Anh Nguyễn Trung Khánh giới thiệu thành phần tham dự gồm Qúy Cha, Qúy Soeurs, Qúy Anh Ban Điều Hành và toàn thể Anh Chị Em trong Ban LBTM các Giáo Xứ, Giáo Họ biệt lập.

   CHƯƠNG TRÌNH SINH HOẠT:

 07giờ30: đón tiếp và chuẩn bị
 08giờ: khai mạc
 08giờ15: Các Ban LBTM chia sẻ về nhân sự, sinh hoạt và hoạt động thời gian qua.
Các cộng đoàn Qúy Soeurs chia sẻ về lộ trình đồng hành truyền giáo
  10giờ thư giãn
  10 giờ 15 chuẩn bị Thánh Lễ
  10 giờ 30 Thánh Lễ
  11 giờ 30 cơm trưa
  12 giờ 30 Hồi Tâm
  13 giờ Đúc kết và định hướng hoạt động cho sáu tháng đầu năm 2019
  14 giờ bế mạc.

 Cha Trưởng Ban G.B Nguyễn Minh Hảo đã chủ trì cuộc họp và gửi lời chào đến Qúy Cha, Qúy Soeurs, cùng toàn thể các Anh Chị Em trong Ban LBTM vùng truyền giáo Phao Lô đã về đây sum họp và cùng nhau chia sẻ những điều đã và đang làm được và khó khăn trước mắt, nhưng chúng ta luôn tin tưởng trong cuộc sống hôm nay luôn có Thánh Phao Lô Bổn Mạng vùng Truyền giáo cùng đồng hành với chúng con.

Xin cho chúng con cũng biết noi gương thánh Phaolô, can đảm ra đi đem Tin Mừng của Chúa đến cho tha nhân, làm chứng cho Chúa bằng chính cuộc sống đầy tình yêu thương của chúng con. Lạy Chúa, Chúa đã dùng lời rao giảng của thánh Phaolô tông đồ để dạy dỗ muôn dân. Hôm nay mừng kỷ niệm ngày thánh nhân trở lại tin theo Đức Kitô, xin cho chúng con hằng noi gương thánh nhân để lại mà tiến đến gần Chúa và trở nên chứng nhân của Tin Mừng.

Xin Thánh Phaolô mà chúng ta tưởng niệm biến cố trở lại hôm nay, giúp chúng ta hiểu được sự trở lại đích thực mà người Kitô chúng ta phải theo đuổi mỗi ngày.

  Trong lời chia sẻ lời Chúa Cha Phê Rô Nguyễn Văn Phương đã đề cập Phải dấn thân loan báo theo tinh thần của thánh Phaolô: Thật vậy, đối với tôi, rao giảng Tin Mừng không phải là lý do để tự hào, mà đó là một sự cần thiết bắt buộc tôi phải làm. Khốn thân tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng! Tôi mà tự ý làm việc ấy, thì mới đáng Thiên Chúa thưởng công; còn nếu không tự ý, thì đó là một nhiệm vụ Thiên Chúa giao phó. Vậy đâu là phần thưởng của tôi? Đó là khi rao giảng Tin Mừng, tôi rao giảng không công, chẳng hưởng quyền lợi Tin Mừng dành cho tôi. Nhưng để việc rao giảng mang lại hiệu quả, thì không phải chỉ trong ý thức, bằng lời mà còn bằng cả đời sống xả thân cho anh chị em. “Phải, tôi là một người tự do, không lệ thuộc vào ai, nhưng tôi đã trở thành nô lệ của mọi người, hầu chinh phục thêm được nhiều người. Tôi đã trở nên yếu với những người yếu, để chinh phục những người yếu. Tôi đã trở nên tất cả cho mọi người, để bằng mọi cách cứu được một số người. Vì Tin Mừng, tôi làm tất cả những điều đó, để cùng được thông chia phần phúc của Tin Mừng. Ngài cố gắng thi hành hết sức mình để loan báo Tin Mừng. Theo gương Ngài, mỗi người chúng ta phải “Tin Mừng hóa” bản thân, Tin Mừng hóa cộng đoàn, rồi sau đó mới đem Tin Mừng cho những người chung quanh. Chúng ta được mời gọi loan báo Tin Mừng trong ý nghĩa sâu xa đó, được mời gọi hội nhập văn hóa thời đại, để trở nên con người của Tin Mừng, con người của khiêm nhu, bác ái, hiền hòa vì Tin Mừng của Chúa”.

1. SINH QUÁN VÀ GIA THẾ:

Thánh Phaolô có tên là Saolô, sinh vào thập niên đầu của công nguyên, tức là cùng thời với Chúa Giêsu. Tuy là người Do thái, thuộc chi họ Benjamin, nhưng Saolô sinh ra và lớn lên ở Tarsus, thủ phủ của tỉnh Cicilia, nay là miền nam Thổ nhĩ kỳ. Ngài vóc dáng thấp bé, nhưng thông minh vượt xa những người cùng lứa tuổi. Lúc nhỏ được giáo dục ở Tarsus là một trung tâm nổi tiếng về văn hoá và triết học. Lớn lên, Saolô được gởi lên Giêrusalem, học với Thầy Gamaliel Cả, theo những tiêu chuẩn khắt khe nhất của nhóm Biệt phái. Saolô là một người lỗi lạc trong lãnh vực văn chương và triết học của cả ba nền văn hóa chính thời đó là Hy lạp, La tinh và Do thái. Ngài thuộc lòng Kinh Thánh của người Do thái, tức là bộ Cựu Ước. Saolô hết sức nhiệt thành đối với truyền thống của cha ông (x. Gal 1:14; Phil 3:5-6; Cv 22:3; 23:6; 26:5).

2. CUỘC TRỞ LẠI:

Do sống cùng thời với Đức Giêsu và là ngôi sao đang lên của trường phái Pha-ri-sêu, chắc chắn Saolô phải biết những gì xãy ra ở Giê-ru-sa-lem. Có thể ông đã nhìn thấy và rất có thể ông đã nghe biết những bài giảng của Đức Giêsu. Và chắc chắn, Saolô rất ghét Ngài vì Ngài đang phá đổ những gì mà ông nhiệt thành tin tưởng. Sau cái chết của Đức Giêsu, ông tưởng đâu phong trào “lạc giáo” đó cũng tan theo. Nhưng ngược lại, những kẻ theo “con đường” (The Way) càng ngày càng đông. Saolô phải điên lên. Ông xin trát để lùng bắt tất cả những người theo “Đạo” và đưa về Giê-ru-sa-lem trừng phạt. Nhưng một biến cố xãy ra. Vào khoảng năm 33-35, trên đường từ Giê-ru-sa-lem tới Đa-mát để bắt bớ người theo Đạo, Saolô đã bị quật ngã và từ đó ông đã hoàn toàn thay đổi. Chính Chúa Kitô Phục sinh đã đích thân chọn ông làm tông đồ của Ngài. Chúng ta hãy đọc lại biến cố này qua lời tường thuật của thánh Luca (Cv 9:1-19)

Chúa ơi! loan báo Tin Mừng hôm nay thuận lợi hơn xưa rất nhiều. Con đâu cần phải rong ruổi đó đây, trèo đèo lội suối mà đi khắp nơi. Con chỉ cần gõ vào máy tính, gửi email để truyền thông trên trang web hoặc fecebook, là nhiều người có thể nghe Tin Mừng. Điều con thiếu là chút nhiệt thành nóng bỏng của thánh Phaolô. Xin cho con say mê đến với Lời Chúa, để ở lại và sống với Chúa, trong Chúa, để thấm nhuần, hiểu biết và thực nghiệm sống Lời Chúa, rồi con mới dám loan Tin, giới thiệu Chúa cho thế giới hiện đại hôm nay.

Nguyện xin Thiên Chúa chúc lành và hoàn tất những gì Người đã khởi sự nơi cộng đoàn chúng con.
 

l1
 
l2
 
l3
 
l4
 
l6
 
l7
 
l8
 
l9
 
l10
 
l11
 
l12
 
l13
 
l14
 
l15
 
l16
 
l18
 
l19
 
l20
 
l21

Tác giả bài viết: Cộng đoàn Sắc tộc GX

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây