HƯỚNG VỀ NGÀY TRUYỀN THỐNG CỦA BAN LBTM GIÁO XỨ CHÂU SƠN

Thứ tư - 16/10/2019 07:47
Chúa nhật ngày 20 tháng 10 năm 2019, toàn thể Giáo Hội cầu nguyện cho việc truyền giáo. Riêng tại Giáo xứ chúng ta, là ngày Truyền thống của Ban Loan Báo Tin Mừng. Xin giới thiệu một mẫu gương nổi bật tiêu biểu trong Giáo hội về công cuộc Truyền giáo đó là Mẹ Têrêsa thành Calcutta.
HƯỚNG VỀ NGÀY TRUYỀN THỐNG CỦA BAN LBTM GIÁO XỨ CHÂU SƠN
HƯỚNG VỀ NGÀY TRUYỀN THỐNG CỦA BAN LBTM GIÁO XỨ CHÂU SƠN

Đức Thánh Cha Phanxicô đã chọn tháng Mười – Tháng Mân Côi là “Tháng Ngoại Thường về Truyền Giáo”. Chúng ta cầu nguyện cho việc Truyền Giáo của Giáo Hội toàn cầu, của Giáo Hội Việt Nam và đặc biệt là Giáo phận Truyền giáo Ban Mê Thuột
Chiều ngày 01 tháng 10 năm 2019, Lễ thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu, ĐTC Phanxicô đã chủ sự giờ Kinh Chiều tại Đền thờ Thánh Phêrô, đồng thời khai mạc Tháng Truyền giáo Ngoại thường.
Từ Bài Tin Mừng theo thánh Matthêu, 25,14–33, nói về dụ ngôn ông chủ, trước khi đi xa, đã gọi các đầy tớ lại và trao cho họ những nén bạc, người được 5 nén, người kia 2 nén, người khác 1 nén, để họ sinh lợi, Đức Thánh Cha đã  mời goi : “Thiên Chúa không yêu cầu chúng ta cất giữ cuộc đời và đức tin của chúng ta, nhưng Ngài mời chúng ta làm cho nó sinh lợi. Tháng Truyền giáo Ngoại thường này thúc bách chúng ta trở thành những người chủ động với những nén bạc. Không phải như người cất giữ đức tin và nắm lấy ân sủng, nhưng trở thành những nhà truyền giáo.”
Đức Thánh Cha cũng nói đến cách thức để trở nên những nhà truyền giáo. Trước hết là sống chứng tá về một đời sống biết Chúa Giêsu. Chứng tá là từ khoá có nguồn gốc từ ý nghĩa tử đạo. Các vị tử đạo là những người đầu tiên làm chứng: không phải bằng lời nói mà bằng cuộc sống. Chúng ta phải tự hỏi trong tháng này: chứng tá của tôi thế nào?
Về cuối dụ ngôn, Chúa nói “tài giỏi và trung thành” đối với người dám làm; và ngược lại, “tồi tệ và biếng nhác” đối với đầy tớ chỉ biết phòng thủ. Điều tệ mà đầy tớ này phạm phải là không làm điều tốt, có tội vì sự thiếu sót. Chúng ta nhận được cuộc sống không phải để chôn dưới đất, nhưng để đem nó vào cuộc chơi.
“Thiên Chúa yêu những ai cho đi cách vui tươi” (2Cr 9,7). Ngài yêu một Giáo hội đi ra. Nếu không đi ra thì không phải là Giáo hội. Một Giáo hội đi ra không tìm cách bảo vệ sự yên ắng; nhưng trở nên muối đất và men cho thế giới.
Đức Thánh Cha nhắc đến ba “tôi tớ” đồng hành với chúng ta trong tháng 10 này, họ đã mang lại rất nhiều hoa trái. Trước hết là THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU, bằng cầu nguyện ngài đã thổi cháy hoạt động truyền giáo trên thế giới. Thứ đến là THÁNH PHANXICÔ XAVIÊ. Ngài khuấy lên nơi chúng ta câu hỏi: chúng ta có ra khỏi vỏ ốc, chúng ta có thể để lại những tiện nghi vì Tin Mừng không? Và thứ ba là ĐẤNG ĐÁNG KÍNH PAULINE JARICOT, người khởi đầu với tiền lương của mình để lập các Hội giáo hoàng truyền giáo. Chúng ta có biến mỗi ngày của chúng ta thành một món quà để làm cho khoảng cách giữa Tin Mừng và cuộc sống được nối lại không?
Ba vị nêu trên, một vị là nữ tu, một linh mục và một giáo dân đồng hành với chúng ta và nói với chúng ta rằng không ai bị loại trừ trong sứ mạng của Giáo hội.
Cuối cùng, Đức Thánh Cha kêu gọi: “Can đảm lên, Chúa mong đợi rất nhiều từ bạn.”

A 1


Chúa nhật ngày 20 tháng 10 năm 2019, toàn thể Giáo Hội cầu nguyện cho việc truyền giáo. Riêng tại Giáo xứ chúng ta, là ngáy Truyền thống của Ban Loan Báo Tin Mừng. Xin giới thiệu một mẫu gương nổi bật trong Giáo hội về công cuộc Truyền giáo đó là Mẹ Têrêsa thành Calcutta. Sau khi mất, Mẹ được Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II phong chân phước. Chúa nhật ngày 4 tháng 9 năm 2016, Đức Giáo hoàng Phanxicô đã chủ sự thánh lễ tuyên thánh cho Mẹ tại Quảng trường Thánh Phêrô ở Vatican với khoảng 120.000 người tham dự.
Mẹ Têrêsa Calcutta (26.8.1910+05.9.1997 ) đã truyền giáo bằng 4 phương cách sau:
Phương cách thứ nhất: cầu nguyện. Có nhiều người tưởng Mẹ Têrêxa là con người hoạt động. Không phải thế. Trước hết Mẹ là con người cầu nguyện. Những giờ cầu nguyện triền miên phát xuất từ nỗi niềm khao khát Chúa. Cầu nguyện đã đưa Mẹ đến phục vụ người nghèo. Rồi việc phục vụ người nghèo đã đưa Mẹ trở về với kinh nguyện. Dòng chảy cầu nguyện liên lỷ không bao giờ ngừng. Có thể nói cuộc đời Mẹ là cuộc đời chiêm niệm trong hoạt động.
Phương cách thứ hai: thấm nhuần Lời Chúa. Mẹ tha thiết yêu mến Lời Chúa. Lời Chúa thấm vào tận mạch máu thớ thịt, để Mẹ suy nghĩ, nói năng và hành động theo Lời Chúa. Mẹ thường nói: Lời Chúa phải ở trên đầu ngón tay ta. Theo Mẹ 5 từ ngữ quan trọng khắc ghi tên 5 đầu ngón tay của Mẹ là: You did it for me. Đó là 5 từ tóm tắt 25 chương Tin Mừng theo thánh Mátthêu: “Mỗi lần các con làm những việc này cho một trong những anh em bé nhỏ nhất, đó là các con làm cho Thày”.
Phương cách thứ ba: yêu mến người nghèo. Nơi Mẹ, yêu mến người nghèo không phải là cảm tính nhất thời. Yêu mến người nghèo thực sự phát xuất từ một đức tin sâu xa. Tin thật Thiên Chúa đang ở trong nhưng người nghèo. Vì yêu mến người nghèo Mẹ đã tự nguyện sống nghèo. Mẹ sống trong một căn phòng đơn sơ, chỉ có một chiếc giường, một bàn nhỏ, một ngọn đèn và một chậu nước.
Phương cách thứ tư: phục vụ bằng tình yêu. Vì tin Chúa đang ngự trong người nghèo, nên phục vụ người nghèo chính là phục vụ Chúa. Vì thế, phục vụ người nghèo là một bổn phận phải thực hiện trong khiêm nhường. Phải phục vụ một cách kính cẩn. Phải phục vụ bằng tình yêu.
Giữa thế giới tôn trọng vật chất, quay lưng lại với đời sống tâm linh, Mẹ Têrêsa đã trở nên một nhân chứng sống động của thế giới thần linh. Giữa nước Ấn độ xa lạ với Kitô giáo, Mẹ Têrêsa đã trình bày được khuôn mặt dễ thương dễ mến của Chúa, làm cho mọi người yêu mến đạo Chúa. Mẹ xứng danh là nhà truyền giáo của thế kỷ 20. Giữa những bế tắc, Mẹ đã khai thông một lối đi. Lối đi vào thẳng trái tim con người. Trong bóng tối dày đặc, Mẹ đã thắp lên một ngọn đèn. Ngọn đèn đó chiếu lên ánh sáng niềm tin. Giữa trần gian lạnh lẽo, Mẹ đã đốt lên ánh lửa yêu mến. Ánh lửa đó sưởi ấm tình người. Hãy noi gương Mẹ Têrêxa, biết tha thiết cầu nguyện, biết yêu mến Lời Chúa, nhất là biết yêu mến người nghèo và biết phục vụ bằng tình yêu. Để mỗi người Công giáo thực sự là một ngọn đèn chiếu toả ánh sáng của Chúa. Để mỗi người Công giáo là một niềm vui cho những người chung quanh.

HƯỚNG VỀ NGÀY KHÁNH NHẬT TRUYỀN GIÁO
CHÚA NHẬT, NGÀY 20 THÁNG 10 NĂM 2019
NGÀY TRUYỀN THỐNG CỦA BAN LOAN BÁO TIN MỪNG GX CHÂU SƠN

QUÝ CHA QUẢN XỨ & QUÝ SOEURS
BAN THƯỜNG VỤ HĐGX
BAN BIÊN TẬP TRANG TIN GIÁO XỨ
& CỘNG ĐOÀN GIÁO XỨ CHÂU SƠN
NGUYỆN CHÚC BAN LOAN BÁO TIN MỪNG

A 2

 

Nguyện chúc hết thảy mọi thành viên trong Ban
luôn ý thức sự cấp thiết của việc truyền giáo, liên lỉ cầu nguyện
và trông cậy vào sức mạnh của Chúa, hăng say đem bình an đến cho mọi người
cách riêng là phục vụ cộng đoàn anh em Sắc tộc trong Giáo xứ
để góp phần làm sáng Danh Chúa và giúp cho sự thăng tiến của Cộng đoàn Giáo xứ chúng ta.

Nguyện xin cho Ban Loan Báo Tin Mừng Giáo xứ
được Chúa ban nhiều hồng ân, để có lòng hăng say phục vụ anh em Sắc tộc
và tha nhân
để cùng nhau tôn vinh Thiên Chúa giữa lòng thế giới hôm nay

A 3

 

Lạy Cha,
Cha muốn cho mọi người được cứu độ và nhận biết chân lý,
chân lý mà Cha đã bày tỏ nơi Đức Giêsu, Con Cha.


Xin Cha nhìn đến hàng tỉ người chưa nhận biết Đức Giêsu,
họ cũng là những người đã được cứu chuộc.


Xin Cha thôi thúc nơi chúng con khát vọng truyền giáo,
khát vọng muốn chia sẻ niềm tin và hạnh phúc, niềm vui và bình an của mình cho tha nhân,
và khát vọng muốn giới thiệu Đức Giêsu cho thế giới.


Chúng con thấy mình nhỏ bé và bất lực
trước sứ mạng đi đến tận cùng trái đất để loan báo Tin Mừng.
Chúng con chỉ xin đến với những người bạn gần bên, giúp họ quen biết Đức Giêsu
và tin vào Ngài, qua đời sống yêu thương cụ thể của chúng con.


Chúng con cũng cầu nguyện cho tất cả những ai đang xả thân lo việc truyền giáo.
Xin Cha cho những cố gắng của chúng con sinh nhiều hoa trái. Amen.
(Rabbouni)

A 4

 

A 5

 

A 6

 

A 7

 

A 8

 

A 9

 

A 10

 

A 11

 

 

Tác giả bài viết: BBT – Trang Tin GX

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây