TRỞ THÀNH MỘT HỘI THÁNH CÔNG GIÁO TRỰC TUYẾN: CÓ MỘT NỀN THẦN HỌC VỀ MẠNG XÃ HỘI?
Catholic news service
Những nền tảng như Instagram, Facebook và Twitter là đã được biết đến là nơi thường xuyên xảy ra những cuộc tranh luận gây tổn thương và xung đột. Những nhà nghiên cứu lưu ý đến sự liên kết giữa tình trạng bắt nạt qua mạng (Cyberbullying) với mạng xã hội; những câu chuyện đáng báo động về nhiều người trẻ, những người đang bị trầm cảm và thậm chí muốn tự tử do những tác động tiêu cực đến từ những hoạt động trực tuyến nguy hiểm của người khác.
Tuy nhiên những gì có thể dùng để làm điều xấu lại cũng có thể dùng để làm điều tốt. Đức thánh cha Phan-xi-cô đã nhấn mạnh trong bài giảng ngày truyền thông thế giới năm 2016: “Không có việc công nghệ quyết định phương tiện truyền thông là chân thật hay không, nhưng đúng hơn chính lòng người và khả năng của chúng ta trong việc sử cách khôn ngoan những phương tiện trung gian. Mạng xã hội có thể xây dựng tương quan và thúc đẩy điều tốt cho xã hội, nhưng chúng cũng có thể dẫn tới sự phân cực và chia rẽ giữa những cá nhân hay các tập thể.”
Vì thế, thiết tưởng thần học Công giáo nên suy tư về niềm tin vào Thiên Chúa và mô phỏng niềm tin ấy trong cuộc sống ảo như trong chính cuộc sống thực tại của chúng ta.
Đừng bao giờ quên rằng những gì chúng ta làm hay nói trên mạng đều có tác động tới cuộc sống thật của chúng ta.
Chúng ta dễ dàng để mất ý thức về con người mà chúng ta tương tác trực tuyến cũng chính là những con người bằng xương bằng thịt và có cảm xúc như chúng ta. Chúng ta cũng biết rằng tương tác trực tuyến có thể có cả những tác động tích cực lẫn tiêu cực trên cảm xúc và sức khỏe của con người, bao gồm cả sức khỏe thể lý. Có rất nhiều cơ hội để cầu nguyện trực tuyến, từ việc cử hành các giờ kinh phụng vụ, đọc kinh Mân côi cho tới việc đọc Sách Thánh . Những nhóm cầu nguyện trực tuyến cũng cấp một không gian cho mọi người có thể chia sẻ sự quan tâm và cũng giúp chúng ta giữ mối dây liên kết với cuộc sống của người khác, trực tuyến cũng như ngoài đời thực.
Xây dựng và thúc đẩy mộ cộng đồng Ki-tô hữu trực tuyến nhỏ.
Lợi ích tuyệt vời của mạng xã hội là kết nối con người, những người mà vì nhiều lý do đã mất tương tác. Điều này thật hữu ích với Giáo hội. Đau ốm, tàn tật, thường xuyên di chuyển hay thay đổi kế hoạch công tác và hoài nghi về niềm tin là những lý do biện minh cho việc không tham gia các sinh hoạt của Giáo hội hay thực hành niềm tin. Mạng xã hội có thể trở thành một phương thế để chỉ ra vấn đề cô lập xã hội và có thể cổ vũ cuộc tranh luận thần học về niềm tin của chúng ta. Một số cộng đồng hoàn toàn trực tuyến (như các nhóm nghiên cứu Kinh Thánh trực tuyến), một số vừa trực tuyến vừa không (như nhóm giáo dục giới trẻ của giáo xứ tôi), một số được được dành riêng để cổ vũ việc thực hành niềm tin (như chầu Thánh Thể), một số thành lập vì những mục đích công ích (như tìm việc làm hay lập lế hoạch cho gia đình) và một số lại có những đặc tính phổ quát (như các trường học). Những cộng đồng này có thể giúp chúng ta học tập, cầu nguyện cho người khác và đáp ứng một số nhu cầu của người khác, đúng như Kinh Thánh đòi hỏi chúng ta.
Đảm bảo những cộng đồng trực tuyến chia sẻ những giá trị đạo đức Ki-tô giáo.
Những cộng đồng Ki-tô giáo của chúng ta cũng dễ bị cô lập, hoặc tệ hơn là sự so sánh hơn thua giữa chính các nhóm. Một cộng đồng Ki-tô giáo đích thực phải luôn quyết tâm loại bỏ những thói xấu, nhưng cũng phải thể hiện thái độ tôn trọng mỗi khi tranh luận.
Mạng xã hội có thể khuyến khích các ki-tô hữu sống gương mẫu ngay trên mạng trực tuyến, cũng như ngoài đời thật. Trong một thế giới mạng xã hội thường bị lạm dụng để đả kích hay kích động, chúng ta phải cân nhắc thật cẩn thận để loan báo và thúc đẩy nền hòa bình của Đức Ki-tô cho thế giới.
Thất Nguyễn chuyển ngữ
Nguồn: https://www.vermontcatholic.org/uncategorized/being-catholic-online-is-there-a-theology-of-social-media/