BAN LOAN BÁO TIN MỪNG VÙNG PHAO LÔ CẦU NGUYỆN VỚI LỜI CHÚA
Vào lúc 8 giờ ngày 23-8-2023, Vùng Truyền Giáo Phao Lô tổ chức khoá cầu nguyện hai ngày tại Giáo xứ Mẫu Tâm. Chương trình với sự tham gia của 19 Giáo Xứ, Giáo Họ Biệt lập thời gian và nội dung như sau:
Ngày 23-8-2023
07g45 Ổn định, gặp gỡ, trao đổi những điều cần thiết
08g00 Giới thiệu và thực hành phương pháp cầu nguyện
08g45 Thư giãn
09g00 Cha xứ hiện diện. Nghi thức suy tôn Kinh Thánh
09g45 Thư giãn
10g00 Gặp gỡ Chúa qua trang Tin Mừng 2
11g10 Kết thúc cầu nguyện, phút hồi tâm giữa ngày
11g30 Cơm Trưa, nghỉ trưa
13g30 Gặp gỡ Chúa qua trang Tin Mừng 3
14g40 Thư giãn
14g50 Gặp gỡ Chúa qua trang Tin Mừng 4
16g00 Chia sẻ thiêng liêng
16g30 Vệ sinh thân thể
17g30 Tham dự Thánh Lễ
18g30 Dùng tối nhẹ
19g15 Phút hồi tâm cuối ngày
20g00 Kết thúc, nghỉ đêm
Ngày 24-8-2023
08g00 Gặp gỡ Chúa qua trang tin Mừng 1
09g05 Thư giãn
09g20 Gặp gỡ Chúa qua trang Tin Mừng 2
10g30 Chia sẻ thiêng liêng
11g10 Phút hồi tâm giữa ngày
11g30 Cơm trưa, nghỉ trưa
Chiều trương trình như trên.
Trong phần khai mạc gồm có Quý Soeurs đặc trách sứ vụ chia sẻ lời cầu nguyện và phương pháp đi Loan Báo Tin Mừng một cách có hiệu quả nhất.
II. CẦU NGUYỆN:
Cầu nguyện với lời Chúa theo phương pháp LECTIO DIVINA
Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã cảm nghiệm về tầm quan trọng của phương pháp này: “lectiodivina là lối đọc thực sự có khả năng mở các kho tàng lời Thiên Chúa ra cho tín hữu, và như thế cũng tạo ra cuộc gặp gỡ với Chúa Kytô, lời hằng sống của Thiên Chúa”
“Niềm vui của Tin Mừng tràn ngập tâm hồn và toàn thể đời sống của những người gặp gỡ Chúa Giêsu. Những người để cho mình được Người cứu độ được giải thoát khỏi tội lỗi, buồn rầu, trống rỗng nội tâm và cô lập. Với chúa Kytô niềm vui được sinh ra và luôn tái sinh”. (TH. NVTM số 1)
CẦU NGUYỆN LÀ GÌ.
Cầu nguyện là một sự liên lạc sống động giữa cá nhân mỗi người với Thiên Chúa Hằng Sống.
Cầu nguyện là một thái độ của tâm hồn. Khi cầu nguyện ta thường dùng lời nói và cử chỉ bên ngoài, nhưng quan trọng hơn vẫn là tâm linh bên trong. Thiếu tâm tình bên trong tất cả chỉ là hình thức vô nghĩa. Cụ thể:
Cầu nguyện chính là gặp gỡ và đối thoại thân mật với Thiên Chúa.
Cầu nguyện là chúc tụng, tạ ơn, thờ lạy, sám hối, cầu xin …giữa đời thường cũng như khi gặp gian truân.
- CHÚA GIÊSU, MẪU GƯƠNG TUYỆT HẢO CỦA CẦU NGUYỆN
Ngài thường cầu nguyện vào sáng sớm, trước một sứ mệnh lớn. Ngài cầu nguyện nơi vắng vẻ. Hội đường, Đền Thờ. Ngài nói: “Nhà Ta là nhà cầu nguyện”
- TÂM TÌNH VÀ THÁI ĐỘ CẦU NGUYỆN
Kiên trì cầu nguyện, “ai xin thì sẽ được…” Ở lại trong thinh lặng, cầu xin để được gặp Chúa .
Khiêm tốn cầu nguyện. Cầu nguyện bằng tất cả con người: Lời nói, cử chỉ, đặc biệt là tấm lòng.
- PHƯƠNG PHÁP CHIA SẺ LỜI CHÚA THEO LỐI BẢY BƯỚC
Với những người có Tôn Giáo thì việc cầu nguyện mỗi ngày là việc làm quen thuộc, có ý nghĩa.
Lạy Chúa Giêsu, với lòng tín thác vô bờ, con xin dâng lên Chúa tất cả những lo lắng của con trong sứ vụ này. Vấn đề này bây giờ đây là của Chúa để Chúa giải quyết mọi sự thể theo Thánh Ý của Ngài.
II. LOAN BÁO TIN MỪNG:
Ta đang lãng quên nguồn nhân lực dồi dào để truyền giáo: Đó là giáo dân. Các giới đều có Ban truyền giáo. Tổ chức nhóm tình nguyện, thăm viếng truyền giáo lưu động len lỏi vào các con hẻm, ngõ ngách, vùng sâu xa… Tạo nên một bầu khí khu truyền giáo, nhà nhà truyền giáo, người người truyền giáo…Năng thăm viếng người nghèo, vùng sâu, vùng xa, bị bỏ rơi và không quên làm việc bác ái giúp đỡ.
TÌM KIẾM:
Đầu tiên, ta lân la làm quen, hỏi dò xem ở khu vực này có ai, gia đình nào Đạo Chúa không? Nếu có thì quá tốt, ta sẽ nhờ họ giúp đỡ để cùng nhau truyền giáo.
-Cách thứ hai là ta cứ đi dọc theo các con đường, khu dân cư, nhìn vào các nhà dân, nếu thấy nhà nào có bàn thờ Chúa thì vào.
Hoặc ta tìm đến các cán bộ khu phố, tổ khu vực… hỏi dò về tình hình tôn giáo hoặc người mới về có Đạo Công Giáo.
Hoặc ta có thể gặp những người già cả, nghèo khổ bán vé số, xe ôm, bán lặt vặt này kia ngoài chợ… ta mua cho họ, làm quen với họ.
TIẾP CẬN:
Nhân dịp lễ Noel, các ngày lễ trọng… ta tặng các phần quà nhỏ cho người nghèo trong khu vực, ta nhờ người địa phương đã quen biết tìm kiếm người nghèo dùm.
Trong những người nghèo nhận quà đó, chắc chắn trước sau cũng có người cảm tình với Đạo, hoặc có bà con cô cậu chú dì đó có đạo. Chúng ta bắt lấy những người này để làm quen, xin địa chỉ, số điện thoại, để giữ mối liên lạc và sẽ đến thăm riêng gia đình họ sau này.
Rồi nhờ người này đi nói với người kia, người này đi kiếm người kia. Ta làm tốt họ sẽ theo.
Thế là ta đã có được mối quan hệ tốt đẹp với nhiều bà con trong vùng đó.
Ngoài ra ta cũng có thể tìm chơi thân với các ông bà cao tuổi, người đứng đầu gia tộc thì sẽ dễ lấy lòng hết nguyên dòng họ. Hoặc ta có thể chơi với các trẻ em trước, cho chúng cái bong bóng, viên kẹo… từ đó họ thấy mình thương con cái họ, họ sẽ thương yêu mình, mà họ thương yêu mình rồi thì nói gì họ cũng nghe.
Đến giai đoạn này ta có thể cho các nhóm truền giáo của ta đến tiếp cận nhiều hơn. Chia sẽ công việc với mình, một mình ta làm sẽ không nổi được hết.
Từ đó ta trở thành bạn thân thiết với họ và luôn nhớ ba khía cạnh giúp đỡ họ: DÂN SINH- DÂN TRÍ- rồi mới tới DÂN ĐẠO. ( Dân sinh: Giúp họ cuộc sống, cho học bổng, cho quần áo. Cho gạo… Dân trí: Dạy cho họ biết kiến thức thêm, dạy học nhân lễ nghĩa trí tín, dạy họ dự vệ sinh, bảo vệ sức khoẻ, sống lịch sự trên dưới, hiếu thảo… Dân Đạo: Cuối cùng mới đưa họ đến đời sống đạo, đưa họ đến gặp gỡ Chúa Giêsu. Đó là một trong những cách truyền giáo có hiệu quả.
Trong bầu khí Thánh Lễ tạ ơn kết thúc khoá cầu nguyện, có nghi thức sai đi. Gặp được lời Chúa con đã nuốt vào, lời Chúa làm vui thoả lòng con, vì con được mang danh Ngài. (Gr 15,16 )
Trong khoá cầu nguyện, các Tông đồ truyền giáo đã đến đã gặp Giê-su, đã lắng nghe, đã cầu nguyện, cuối cùng một lần nữa họ được sai đi. Xin cầu nguyện cho họ can đảm lên đường với Chúa Giê-su. Xin chân thành cảm ơn mọi người! Lạy Chúa Giê-su, sau khi được ở với Ngài, con sẽ xỏ giày vào để đi theo đường của Chúa, con sẽ đeo đồng hồ để sống trong thời gian của Chúa, con sẽ đeo kính vào để nhìn thế giới của Chúa, con sẽ mở bút ra để viết những tư tưởng của Chúa, con sẽ cầm chìa khoá lên để mở những cánh cửa của Chúa. (Graham Kings)
Tác giả bài viết: Trọng Ánh
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn