Giáo Xứ Châu Sơn

https://giaoxuchauson.vn


NGƯỜI CA CÔNG CỦA THƯỢNG ĐẾ

Lời nói đầu của tác giả Bài viết :Trong nhiều dịp gặp gỡ và giao lưu với các Ca đoàn tại hải ngoại, Lm. Nhạc sĩ Ân Đức Trần Ngọc Hoan O.Cist, đã chia sẻ về những tác phẩm âm nhạc được lấy hứng từ tập thơ Lời Dâng của Đại thi hào Ấn Độ Rabindranath Tagore, qua bản dịch của nhà văn Đỗ Khánh Hoan mà Cha cũng bất ngờ được hội kiến tại Toronto trong dịp lần đầu tiên đặt chân lên miền đất lạnh Canada đầu tháng 8 năm 2017.Đây chỉ là những cảm nhận mà Cha Ân Đức có được mang tính riêng tư, chứ không hẳn là của Tagore. Được sự đồng ý của Cha, BBT-TTGX xin được gửi đến các Ca đoàn thân quen hay xa lạ, cùng quý Bạn đọc những cảm nhận qua cơ duyên được đọc những áng thi ca của R.Tagore.
Người Ca Công của Thượng Đế

Năm  1973,  lần  đầu  tiên  tôi  được  đọc  tập  thơ  Gitanjali  của  thi  hào  Ấn  Độ Rabindranath Tagore qua bản dịch Việt ngữ của Đỗ-khánh-Hoan tựa đề “Lời dâng”, An Tiêm xuất bản năm 1973.
Thú thực tôi chẳng hiểu cả, tên tuổi của Tagore đối với tôi vẫn còn xa lạ.    lẽ  lúc ấy  tôi  mới  20  tuổi,  còn quá trẻ chăng? Đúng hơn tôi không đủ trình độ tâm hồn để hiểu được Tagore.  Mãi  đến  năm  1980,  tình  cờ đọc lại tập thơ ấy, tôi mới cảm thấy bị Tagore chinh phục. Mặc dù qua bản dịch, nhưng những đoản khúc của Tagore thật diệu vời, ngôn ngữ thi ca của Tagore thật giàu hình tượng, màu sắc, âm nhạc nhất rất gần gũi những tâm tình cầu nguyện Kitô giáo. Cũng năm đó, tôi được khấn trọn, trong tuần tĩnh tâm một mình Tam Hà,Thủ Đức, không cha giảng phòng, tôi đã rút lui vào nơi tịch để tĩnh tâm với Tagore.Tôi không ngờ thi Tagore, một nhà thơ Ấn Độ giáo, lại những tâm tình cầu nguyện gần gũi với tôi đến thế. Để rồi từ đó, tôi học thuộc lòng những rung cảm của Tagore. Băng nhạc cassette tập ca khúcLời tôi ca” kết quả 8 năm trời cưu mang tôi đã thực hiện năm 1988 như những đồng cảm đồng điệu với Tagore, chưa bao giờ tôi được học hành nghiên cứu về nhà thơ khả kính này.

* * *

Xin chia sẻ với các bạn trẻ trong ca đoàn về một trong những hình ảnh cảm xúc của Tagore đã làm cho tôi thích thú. lẽ hình ảnh này cũng thích hợp với các bạn trẻ. Đó hình ảnh” Người ca công của Thượng Đế” Tagore đã muốn hoá thân trong tác phẩm của ông, chúng ta ít nhiều cũng cảm thấy “người ca công” ấy chính chúng ta.

Ta hãy nghe chàng ca công tự sự:

Tôi đã được mời dự đại hội trần gian;
Đời tôi thật ân phúc diễm kiều.
Đến đây tôi đã được nhìn được nghe.
Tại hội vui này, phần tôi mang đàn dạo khúc; tôi đã làm hết sức mình…
Tôi tới đây để hát hầu Người. Trong căn phòng thênh thang này, tôi sẽ ngồi vào một xó.
Trong thế giới của Người tôi hoàn toàn thất nghiệp;
Cuộc đời dụng của tôi
chỉ còn biết rắc gieo giai điệu không ngừng.

(Lời Dâng, 15,16)

Chàng ca công của chúng ta lặng thầm kiên nhẫn đợi chờ đến phiên được hát dâng Thượng Đế, dầu lúc khuya khoắt hay trong ánh ban mai, chàng cảm thấy niềm vinh dự đến trước mặt Thượng Đế. Để rồi, chàng cất tiếng:

Khi Người ban lệnh cất lời ca, Tôi thấy tim mình như rạn nứt, hãnh diện khôn cùng.
Ngước nhìn mặt Người, mắt tôi ứa lệ. Những trong tôi lỗi điệu, đục khàn Đã biến thành hoà khúc dịu êm.
Như chim vui náo nức băng qua biển cả, Lòng tôi đê giang cánh bay xa.

Chàng vẫn thường hồn nhiên tự hào:

Tôi biết lời tôi ca làm Người vui thích,
tôi biết:
Chỉ khi khoác áo ca công
Tôi mới đến trước mặt Người.
Lời tôi ca vươn cánh rộng dài bay đến nhẹ vuốt chân Người,
Bàn chân trước kia nào dám ước chạm tới.

Chàng hát say mê, đến nỗi trong cơn đê mê, chàng tự thú:
Say nhừ nguồn vui ca hát,

Tôi quên bẵng thân mình;
Tôi gọi Người Bạn, Thượng Đế của lòng tôi. (LD, 2)

Đối với chàng, ca hát một niềm vui, một hạnh phúc, hơn thế nữa ca hát trước mặt Thượng Đế lại một Ân huệ ngần; chẳng phải chàng một danh ca lừng lẫy, cũng chẳng phải tiếng hát của chàng ngọt ngào điêu luyện, chàng biết thân phận của mình chỉ   một chàng ca công nghèo hèn khốn khổ.
Chàng kể cho chúng ta câu chuyện đẹp như một huyền thoại, như một giấc mơ, khi nói đến sự chiếu cố của Thượng Đế trên cuộc đời của chàng:

Rời ngôi báu, Người tới đứng cửa nhà tôi,
ngôi nhà tranh đơn sơ.
Tôi đang hát một mình trong tối;
Điệu du dương quyến tai Người.
Rời hoàng cung, Người đến đứng cửa nhà tôi,
ngôi nhà tranh đơn sơ.
Trong cung điện chẳng thiếu nhạc lừng lẫy; đó người ta ca, người ta hát suốt ngày đêm. Nhưng đơn khúc của nhạc công này non dại
đã khiến lòng Người vấn vương. Một ca khúc nhỏ bé, bi ai
đã hoà vào bản nhạc trần gian đại; Với bông hoa làm giải thưởng,
Người đã rời hoàng cung, dừng bước cửa nhà tôi, Ngôi nhà tranh đơn sơ. (LD,49)

Thượng-Đế, vị Quân vương, vị Ca trưởng tối cao của chàng không những chỉ biết lắng nghe tiếng đàn ca non nớt của chàng, Ngài còn người Nghệ toàn bích, Bài  ca tuyệt diệu, Cây  đàn  muôn điệu.  Lời  Ngài ca, tiếng Ngài hát không một danh ca nào sánh được. Trước mặt Ngài, mọi loài chỉ còn biết kính lạy, chàng ca công của chúng ta chỉ còn biết  rưng rưng nước mắt thấy nỗi bất lực của mình.

Hãy nghe chàng thở than cùng Thượng Đế:
Tôi không hiểu lời Người đang hát , Người ơi! Tôi lắng nghe im lặng, ngỡ ngàng.
Ánh âm bản Người sáng tạo soi sáng cùng thế giới.
Hơi thở cuộc đời trong giai khúc Người gieo
lan toả mọi phương trời.
Giòng suối thiêng liêng trong điệu khúc Người tấu
vượt từng vách đá cản đường rồi buông mình chảy miết.
Lòng tôi khát khao nhập vào bài ca Người hát,
song hoài công cất tiếng chẳng thành.
Tôi muốn nói, nhưng lời lại rời lạc điệu; Sượng sùng tôi nức nở lệ rơi.
A ha! Người đã giam tim tôi
trong lưới nhạc trùng trùng. (LD,3)
 

Vậy thì, trước mặt Thượng Đế, chàng hát những gì? lời chàng ca để cho Thượng đế phải vui thích?

 

Vâng, đâu.
Lời tôi ca, chính cuộc sống
Tôi hát về Ngài
Tôi hát về tôi.
Hát về thiên nhiên
Hát về con người.
Hát về Tình yêu

hát về sự Chết…
Lời tôi ca tâm đầy ứ:
Những niềm đau khắc khoải của con người,
Những ê chề, ước muốn  khôn nguôi, Vắng lạnh tâm hồn, con tim khô
cứng…


(Lời tôi ca, Ân-Đức,1988)
 

hh2

 

Tuy nhiên, chừng ấy bài ca chàng đã hát cho chàng, cho mọi người, cho   Thượng   Đế   đã   chưa   làm chàng  cạn  vơi  đi  một  nỗi  khát khao hằng canh cánh trong lòng, đó    cuộc  hẹn  hò:  Được  chiêm ngưỡng   Thượng   Đế,   diện   đối diện. Bài ca cuối cùng chàng vẫn chưa được hát. Chàng tâm sự:

Bài ca tôi tới để hát đến hôm nay vẫn chưa được hát.
Đã  bao  ngày  lên  dây đàn rồi  lại
tháo dây ra.
Tiết điệu chính xác vẫn chưa tìm thấy,
Lời chửa đặt xong.
Trong tim chỉ có niềm khao khát khắc khoải thôi.
Hoa chưa nở,
chỉ gió đang thở than bên cạnh. Tôi chửa nom thấy mặt Người ấy,
Chửa nghe giọng nói

chỉ vẳng nghe tiếng chân nhẹ bước trên đường trước cửa thôi.
Trong khi dọn chỗ trong nhà cho Người ấy,
Ngày dài đời tôi đằng đẵng trôi qua; Nhưng đèn chưa thắp,
tôi chẳng thể mời Người ấy vào trong. Tôi sống với hy vọng gặp mặt
Người ấy; Nhưng cuộc gặp gỡ vẫn chửa đến nào.(LD, 13)

Vâng, chàng đã từ lâu chờ đợi đến lúc được hát bài ca cuối cùng ấy. Sự chết đối với chàng không một ngõ cụt, một nỗi mất mát, một tai hoạ đau thương, nhưng cánh cửa cuối cùng để đi vào tiệc cưới thiên thu. Một sự trở về như cánh hạc hoài hương bay tìm về tổ ấm, bởi như chàng xác tín:

Bởi yêu cuộc đời,
Nên tôi hiểu: Tôi cũng yêu cả sự chết (LD,95)

Chàng nói với thần chết như nói với một người bạn

Ôi Thần Chết!
Ngươi làm cuộc đời tràn đầy lần cuối,
Thần Chết của ta,
hãy lại, thì thầm cùng ta chứ!
Ngày lại ngày, ta canh chừng ngóng đợi,
ngươi ta đeo đẳng buồn vui, buồn vui của cuộc đời.
Những ta là,Những ta có,
Những ta hoài mong, Những ta yêu thương,
Tất cả vẫn sâu xa mật trôi chảy về ngươi. Chỉ cần một ánh nhìn từ mắt ngươi lần cuối, đời ta vĩnh viễn thuộc về ngươi.

Hoa đã kết thành tràng,
sẵn sàng chờ đợi tân lang.
Sau tiệc cưới, giai nhân sẽ rời nhà,
Một mình ra đi gặp Tân Lang trong đêm tối quạnh hiu.(LD,91)

Ôi, một kiếp ca công của Thượng Đế hạnh phúc làm sao. Suốt đời chàng chỉ biết hát ca để phụng sự Ngài, dầu chỉ như một kiếp du ca, như khách lữ hành trên đường xa vạn dặm, mong ước tới ngày kết thúc cuộc hành trình. Tâm hồn chàng náo nức dặn dò:

Vào lúc tôi ra đi, anh em ơi! Cầu cho tôi may mắn nhé. Bầu trời rực ánh bình minh,
đường tôi đi trải dài thật đẹp.
Xin đừng hỏi tôi mang theo những tới đó.
Tôi ra đi với trái tim hoài vọng hai tay rỗng không. Tôi sẽ choàng vòng hoa tân hôn…
Khi cuộc hành trình kết thúc, sao hôm sẽ xuất hiện trên trời; từ cổng hoàng cung,
Ca khúc hoàng hôn sẽ vẳng âm thanh non nỉ, vắn dài.(LD,94)

Còn phần thưởng nào lớn lao hơn điều chàng mong đợi. Nhìn lại cuộc đời ca hát của mình, chàng cảm nhận được bao ân huệ, bao nỗi niềm. Chàng nói:

Suốt đời, tôi ca hát để tìm Người.
Lời ca dẫn tôi lang thang hết nhà này đến nhà kia. Nhờ thế, khi rờ rẫm, kiếm tìm thế giới của mình, Tôi cảm thấy xung quanh.
Lời ca dạy tôi những tôi đã học, Chỉ cho tôi những nẻo đường mật
những sao nơi chân trời của trái tim tôi. Lời ca dẫn tôi đi suốt ngày
tới Quê hương huyền của buồn vui;
Nhưng bây giờ, khi cuộc hành trình kết thúc, Lời ca đã đưa tôi tới cổng hoàng cung nào nhỉ,
lúc hoàng hôn?    (LD,101)

thể nói, bài ca cuối cùng của người ca công chúng ta bài ca đẹp nhất, thi  vị  nhất,  nồng  nàn  nhất. Nguyện  ước của  chàng    được đi  vào  thế  giới  của Thượng Đế. Chàng đã từng kêu lên khi chiêm ngưỡng trái đất này như vành nôi yêu thương Ngài đã ban tặng cho con người:

Người bầu trời cũng tổ ấm. Ôi, Người đẹp ngần!
Nơi ấy trong tổ ấm Tình yêu của Người Lấy mầu sắc, hương thơm ấp linh hồn….

chàng khắc khoải chờ mong một trời mới, đất mới:

đấy, nơi bầu trời hạn trải rộng
để linh hồn bay bổng vào trong,
Vẫn ngự trị vẻ huy hoàng nguyên vẹn trắng tinh.
  đấy,
Không ngày đêm,
Không hình thù, mầu sắc
chẳng bao giờ, chẳng bao giờ lấy một lời.(LD,67)
đó, chỗ nương thân tầm thường nhất cũng thú vị;
đó, cuộc đời hèn mọn nhất cũng thơm tho.(LD,92)

Các bạn thân mến, các bạn đang những ca công của Thượng Đế từ nãy đến giờ tôi kể cho các bạn cũng đang hiện thân nơi tôi, nơi các bạn, nơi mỗi chúng ta.Vinh dự thay cho chúng ta được hát dâng Thượng Đế những bài ca của cuộc sống, của buồn vui, của hy vọng , của Tình yêu…Chúng ta cũng biết rằng lời ca tiếng hát của chúng ta chẳng thêm cho Thiên Chúa, nhưng lại một Hồng ân đem lại ơn cứu độ cho chúng ta. Ước chúng ta luôn cảm nhận được hồng ân cao quí đó, để bài ca cuối cùng chúng ta hát sẽ một bài ca bất tận trong Ba Ngôi Thiên Chúa.

* * *
 

hh3


Một chút Tiểu sử của R. Tagore
Rabindranath Tagore sinh ngày 7/5/1861 tại Kolkata, Ấn Độ. Ông được cả thế giới tôn vinh là một trong số ít nhân tài toàn diện của thế giới. Ông là nhà viết kịch, nhà thơ, nhạc sỹ, tiểu thuyết gia, nhà giáo dục, triết gia và nhà nhân văn học. Ông sáng tác vở kịch opera đầu  tiên - Valmiki Pratibha - khi mới 20 tuổi. Ông sáng tác hơn 2.000 bài hát và sáng tạo nên

Rabindra - sangeet - một thể loại âm nhạc Bengal quan trọng mang tên  ông. Truyện ngắn và tiểu thuyết của ông giữ một vị trí quan trọng trong nền văn học Bengal. Và có lẽ ông là nhà thơ duy nhất trên thế giới đã sáng tác quốc ca cho cả hai nước: bài Amar Shonar Bangla cho Bangladesh và Jana Gana Mana cho Ấn Độ.

Tuy nhiên, đóng góp xuất sắc nhất của Tagore vào sự phát triển của văn học Ấn Độ và thế giới là lĩnh vực thơ ca. Ông đã làm hơn 1.000 bài với 50 tập thơ, trong đó tập thơ “Lời dâng” (Gitanjali), một tuyển tập gồm những bài thơ về triết lý  tôn giáo, được trao giải Nobel Văn học năm 1913. Với tập thơ này, ông được xem là một phát hiện của thơ ca thế kỷ, “một biểu tượng vĩ đại phối  hợp trong mình hai nguồn tinh túy  Á -  Âu”, là “kỳ công thứ hai của tạo hóa sau Kalidasa” - nhà thơ lớn của Ấn Độ thế kỷ thứ V,  trong văn học Ấn Độ.

Tác giả bài viết: Lm. Ân Đức Trần Ngọc Hoan O.Cist

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây